Blogger news

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

7 cách giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình




Nếu căn bản mắt bạn hơi khô, khi ngồi trước màn hình vi tính tốt nhất không nên dùng kính áp tròng, những người dùng kính áp tròng nên dùng loại kính có chất lượng cao.

Người 40 tuổi trở lên, tốt nhất không dùng kính áp tròng, nên dùng kính có gọng, khi đánh máy nên đeo kính có độ nhẹ.

Nếu mắt bạn xuất hiện hiện tượng đỏ, tổn thương hoặc có dị vật rơi vào, thâm quầng mắt, nhìn mờ, thậm chí xuất hiện sưng mắt hoặc đau mắt, sau khi nghỉ ngơi vẫn không có biến chuyển tốt nên tới bệnh viện kiểm tra mắt.

1. Tránh nhìn tập trung quá lâu không chớp mắt, thường xuyên chớp mắt để hạn chế thời gian con ngươi mắt tiếp xúc với không khí, tránh làm khô mắt.

2. Không bật điều hoà quá lâu, tránh luồng không khí thổi trực tiếp tại chỗ ngồi, bên cạnh chỗ ngồi nên đặt một tách trà làm tăng độ ẩm xung quanh.

3. Nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các loại quả như cam quýt, nên ăn nhiều loại rau xanh, thức ăn tinh bột, cá và trứng, uống nhiều nước cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc chống khô mắt.

4. Giữ nếp sống lành mạnh, bảo đảm giấc ngủ đầy đủ, không nên thức đêm.

5. Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, giữa thời gian làm việc nên dành ít phút cho mắt được nghỉ ngơi, làm việc khoảng 1 giờ nên nghỉ ngơi 5-10 phút. Trong lúc nghỉ ngơi có thể đưa mắt nhìn ra xa hoặc làm các động tác thể dục cho mắt.

6. Giữ tư thế ngồi làm việc tốt. Giữ khoảng cách thích hợp nhất để hai mắt được nhìn thẳng và thoải mái, như vậy có thể khiến cho các cơ ở phần cổ được thoải mái và hạn chế được tối đa diện tích nhãn cầu tiếp xúc với không khí.

7. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách với đèn. Khoảng cách thích hợp là 50-70 cm, đèn nên thấp hơn mắt 10-20 cm, kéo góc 15-20 độ. Như vậy có thể giảm mức độ mệt mỏi cho nhãn cầu.


--- Nguồn: aFamily ---

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

PHẪU THUẬT LASIK CHỮA CẬN THỊ ĐƯỢC DÙNG KHI BẠN MUỐN:



– Muốn trút bỏ bất tiện của cặp kính cận, kính viễn.

– Muốn bỏ kính để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

– Không muốn mắt bị ướt nhòa vì phải đeo kính dưới trời mưa hoặc trong bể bơi.

– Muốn chơi thể thao.

– Muốn mắt sáng và nhìn được mọi vật một cách chân thực.

– Muốn đẹp hơn khi bỏ kính.

– Từ 18 tuổi trở lên, và tốt nhất là dưới 40 tuổi.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Thư cảm ơn bác Khiêm gửi Bác sĩ Phan Thanh Nga


Bệnh nhân gửi cho mình sau 5 ngày điều trị. Tình cảm của bệnh nhân là sự động viên, an ủi lớn nhất để chúng mình ngày càng yêu nghề, 
" Sau khi Bs tiêm mắt trái cho tôi vao11h ngày 3/8, tình trạng bệnh được cải thiện tốt, hết đau nhức, thị lực dần dần được cải thiện. Tôi đã ở châu Âu và Bắc Phi 16 năm, tôi thực sự thấy hài lòng về trình độ và sự phục vụ bệnh nhân của Bs. Chúc Bs nhiều thành công và hạnh phúc !

Đã gửi từ iPhone của tôi, Pgs.Ts.Ngưt. Nguyễn Đức Khiêm, Đại học nông nghiệp hà nội"

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Các cách giúp bạn bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh



1. Tránh nhìn tập trung quá lâu không chớp mắt, thường xuyên chớp mắt để hạn chế thời gian con ngươi mắt tiếp xúc với không khí, tránh làm khô mắt.

2. Không bật điều hoà quá lâu, tránh luồng không khí thổi trực tiếp tại chỗ ngồi, bên cạnh chỗ ngồi nên đặt một tách trà làm tăng độ ẩm xung quanh.

3. Nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các loại quả như cam quýt, nên ăn nhiều loại rau xanh, thức ăn tinh bột, cá và trứng, uống nhiều nước cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc chống khô mắt.

4. Giữ nếp sống lành mạnh, bảo đảm giấc ngủ đầy đủ, không nên thức đêm.

5. Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, giữa thời gian làm việc nên dành ít phút cho mắt được nghỉ ngơi, làm việc khoảng 1 giờ nên nghỉ ngơi 5-10 phút. Trong lúc nghỉ ngơi có thể đưa mắt nhìn ra xa hoặc làm các động tác thể dục cho mắt.

6. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách với đèn. Khoảng cách thích hợp là 50-70 cm, đèn nên thấp hơn mắt 10-20 cm, kéo góc 15-20 độ. Như vậy có thể giảm mức độ mệt mỏi cho nhãn cầu.

7. Giữ tư thế ngồi làm việc tốt. Giữ khoảng cách thích hợp nhất để hai mắt được nhìn thẳng và thoải mái, như vậy có thể khiến cho các cơ ở phần cổ được thoải mái và hạn chế được tối đa diện tích nhãn cầu tiếp xúc với không khí.

Nếu căn bản mắt bạn hơi khô, khi ngồi trước màn hình vi tính tốt nhất không nên dùng kính áp tròng, những người dùng kính áp tròng nên dùng loại kính có chất lượng cao.

Người 40 tuổi trở lên, tốt nhất không dùng kính áp tròng, nên dùng kính có gọng, khi đánh máy nên đeo kính có độ nhẹ.

Nếu mắt bạn xuất hiện hiện tượng đỏ, tổn thương hoặc có dị vật rơi vào, thâm quầng mắt, nhìn mờ, thậm chí xuất hiện sưng mắt hoặc đau mắt, sau khi nghỉ ngơi vẫn không có biến chuyển tốt nên tới bệnh viện kiểm tra mắt.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Bảng giá chương trình phẫu thuật Lasik khuyến mãi ưu đãi 50% ở 3 cơ sở thuộc bệnh viện Mắt Sài Gòn:


Bảng giá chương trình phẫu thuật Lasik khuyến mãi ưu đãi 50% ở 3 cơ sở thuộc bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
(CẬN – VIỄN – LOẠN – LÃO THỊ)
Kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Chào mừng khai trương Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang
Kính gửi: Quý Bệnh nhân!
Từ ngày 01/12/2013, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn và chào mừng khai trương Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn thực hiện chương trình ưu đãi điều trị tật khúc xạ (cận – viễn – loạn – lão thị) bằng phương pháp phẫu thuật Lasik với mức ưu đãi lên đến 50% chi phí phẫu thuật: chỉ còn 7.500.000Đ (đã bao gồm chi phí khám trước phẫu thuật, chi phí phẫu thuật và tái khám trong vòng 06 tháng sau mổ).
Chương trình ưu đãi được áp dụng tại 3 cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn bao gồm:
  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang:
  • Địa chỉ: Lô 9-24 KDC Cầu Dứa, Xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang
    Điện thoại: 058. 3895039

  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn:
  • Địa chỉ: 473 CMT8, P.13, Q.10, TP HCM
    Điện thoại: 08. 3 862 9751

  • Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội:
  • Địa chỉ: Số 532 đường Láng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    Điện thoại: 04. 32484 702
Cách thức đăng ký tham gia chương trình ưu đãi:
Quý bệnh nhân có thể đăng ký tham gia chương trình theo 02 cách:
  • Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại các cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn áp dụng chương trình.
  • Cách 2: Đăng ký trực tuyến tại website: www.matsaigon.com (nhân viên chăm sóc khách hàng của Bệnh viện sẽ liên hệ với Quý bệnh nhân sau khi nhận được thông tin đăng ký trực tuyến).
Lưu ý: Quý bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật ngay trong ngày khám hoặc ngày phẫu thuật theo mong muốn của bản thân.
Chương trình được áp dụng đến hết ngày 31/12/2013.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý bệnh nhân vui lòng liên hệ HOTLINE tư vấn thông tin về chương trình:
Tại khu vực Hà Nội: 0933777532 hoặc 0904820022
Tại khu vực TP HCM: 01217577776 hoặc 08.3 8629751
Tại Nha Trang: 058. 3895039

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Các cách chăm sóc mắt


Hiện nay vấn đề chăm sóc và bảo vệ thị giác đang được đặc biệt quan tâm. Muốn đề phòng cận thị học đường, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, y tế và chính bản thân học sinh cũng phải có ý thức giữ gìn đôi mắt. Theo quy định chung về vệ sinh học đường, trong đó có vấn đề vệ sinh thị giác, các nhà chuyên môn đã đưa ra nhiều biện pháp vệ sinh thị giác như sau:

1. Kích thước và cách sắp xếp cuả bàn, ghế, bảng viết: Phải phù hợp với học sinh ngồi học để có thể nhìn đúng khoảng cách từ mắt đến tập vở, sách và không phải cúi đầu nhiều.

2. Đảm bảo nơi học đủ ánh sáng:

- Ánh sáng chúng ta dùng làm việc gần phải có cường độ lớn gấp 3 lần cường độ ánh sáng trong phòng. Cường độ ánh sáng tối thiểu để làm việc gần là 200 lux, nhưng tối đa không quá 500 lux.

- Không nên chỉ dùng 1 ngọn đèn để đọc sách trong phòng tối .

- Cần tránh sự phản xạ bề mặt (đó là các phản xạ từ mặt giấy hoặc màn hình máy tính) khi chúng ta làm việc gần.

- Chúng ta nên sử dụng kết hợp đèn điện bóng tròn và đèn ống.

- Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho việc đọc sách là chiếu sáng từ sau và trên xuống.

- Chúng ta cũng có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời. Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ.

3. Chính bản thân HS khi ngồi học phải giữ đúng tư thế: Ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại, 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 – 15 độ, không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học, luôn để mắt xa sách, vở một khoảng cách thích hợp. Khoảng cách lý tưởng để đọc sách gần là khoảng cách Harmon (Harmom – Distance) là khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái hoặc ngón trỏ cong lại đến cùi chỏ.

Với HS cấp III khoảng 35 cm, cấp II: 30 cm, cấp I: 25 cm.

Việc đọc sách quá gần sẽ dẫn đến nỗ lực về thị giác quá lớn do việc gia tăng sức điều tiết và cũng có thể làm xuất hiện và gia tăng độ cận thị.

4. Chữ viết trên bảng và trong tập, sách: Phải to và rõ nét, chiều cao tối thiểu của chữ viết phải bằng 1/200 khoảng cách từ mắt tới chữ.

Ví dụ: - Bàn học xa nhất là 8m, chiều cao chữ viết trên bảng phải nhỏ nhất là 4 cm.

- Chữ trong tập có chiều cao tối thiểu là 1,5 cm cho khoảng cách từ mắt tới tập là 30 cm.

5. Ở nhà: góc học tập phải đặt ở nơi đủ ánh sáng nhưng cũng không nên để ngoài hiên vào những ngày nắng gắt vì ánh sáng hơn 700 Lux cũng gây hại cho mắt.

Nếu học ban đêm, cần có đèn đủ ánh sáng, ngoài ánh sáng phòng ta cần một đèn bàn để phía bên đối diện với tay cầm viết. Đèn phải có chụp phản chiếu. Chiều cao bàn ghế phải phù hợp để tránh nhìn gần và đầu cúi nhiều. Dù học ở nhà, HS cũng không được nằm, quì mà viết bài.

6. Giảm mọi căng thẳng của mắt: không thức quá khuya đọc sách, nhất là học sinh cấp 1 và những em thị lực kém. Hạn chế thời gian xem video, tivi, trò chơi điện tử, vi tính… để ngủ đủ thời gian. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

7. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc:

Đây là động tác tương đối đơn giản nhưng khá hữu hiệu để làm giảm căng thẳng do nhìn gần quá lâu. Theo cách 20-20, tức là cứ mỗi 20 phút làm việc gần, chúng ta nhìn xa 1 khoảng cách là 20 feet tức 6 m.

- Nếu máy tính đang xử lý thông tin hoặc download, chúng ta không nhìn chăm chăm vào màn hình mà nhìn ra xa xung quanh.

- Nếu nhìn ảnh xung quanh bị mờ chúng ta cho mắt nghỉ lâu hơn.

- Không làm bất cứ việc gì phải huy động thị giác gần quá 45 phút, việc nghỉ định kỳ giữa mỗi 45 phút giúp đầu óc chúng ta thư thái hơn, làm giảm sự căng thẳng sau đó chúng ta làm việc sẽ hiệu quả hơn.

- Khi đọc sách chúng ta nên làm dấu cách đó 3-4 trang, đọc đến chỗ làm dấu chúng ta lại đi 1 vòng khoảng vài phút.

8. Khi viết:

Khi cầm viết, ta nên cầm cách đầu viết khoảng 2,5cm để tránh phải nghiêng đầu xem những gì ta đang viết.

Ta nên tập xoay nghiêng theo một góc đồng phương với góc nghiêng của tay cầm bút.

9. Độ nghiêng của sách:

Khi chúng ta đặt sách lên mặt bàn thì khoảng cách từ mắt chúng ta đến đầu trang sách sẽ lớn hơn khoảng cách từ mắt đến cuối trang, điều này dẫn tới mắt chúng ta sẽ bị áp lực nhiều hơn khi đọc đến cuối trang. Do đó chúng ta nên để nghiêng sách 1 góc khoảng 20o (khoảng 10cm).

10. Xem truyền hình:

Chúng ta nên xem ti vi ở khoảng cách bằng 7 lần chiều rộng của màn hình TV, khoảng 3,5m với TV 21 inch.

Chúng ta nên ngồi thẳng khi xem và nên có chiếu sáng trong phòng nhưng tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp màn hình.

Chúng ta cũng nên biết rằng việc xem TV giúp trẻ phát triển ít các kỹ năng về thị giác do đó đối với trẻ em nên giới hạn việc xem TV khoảng 1 đến vài giờ/ngày.

Nếu chúng ta có tậ khúc xạ, nên đeo kính khi xem TV nhằm giúp nhìn rõ và thoải mái về thị giác.

11. Khi tham gia các phương tiện giao thông:

Khi đi tàu xe, máy bay hay xe lửa không nên đọc sách vì chuyển động lắc lư gập ghềnh làm ta phải thay đổi điều tiết liên tục dẫn đến mệt mỏi về thị giác. Ta nên nhìn cảnh vật xung quanh để thư giãn thị giác.

12. 
Tham gia các hoạt động ngoài trời:

HS nên chơi thể thoa và tham gia các hoạt động ngoài trời sau những giờ học căng thẳng để giúp mắt hết căng thẳng. Vì các hoạt động thể thao thường đòi hỏi thị giác xa hơn là thị giác gần.

Đối với học sinh sinh viên cũng như trí thức, việc chơi thể thao cũng làm giảm đáng kể các áp lực về tâm lý; cũng như giúp mắt hết mệt mỏi.

Khi chúng ta đi dạo ngoài trời, chúng ta nên giữ đầu ở tư thế thẳng, mắt mở to và nhìn thẳng về phía trước, nhìn lướt qua sự vật xung quanh chứ không nhìn chăm chú.

13. Ăn uống đầy đủ chất: nhất là các thực phẩm có chức vitamin A như gan động vật, trứng gà, trứng vịt, các lại rau quả có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà rốt, bí đỏ… các loại rau có màu xanh lục.

* Riêng đối với học sinh đã bị cận thị rồi, ngoài các điều trên, còn cần phải:

- Nhất thiết phải mang kính và mang kính đúng độ, để mắt nhìn rõ và không phải điều tiết.

- Đo thị lực mỗi đầu học kỳ hoặc mỗi năm một lần để theo dõi mức độ cận; nếu cần phải thay kính đúng độ.

- Kính trợ giúp thị giác gần:

Việc đeo kính trợ giúp cho thị giác gần (đọc sách, học bài, may vá, vẽ tranh hay làm máy tính) là rất cần thiết, đặc biệt đối với người có mắc các tật khúc xạ hoặc có bất đồng khúc xạ.

Kính trợ giúp cho thị giác gần được đeo ngay cả khi bị thị lực là 10/10 và người đó vẫn chưa bị lão thị. Việc đeo kính này giúp làm việc gần thoải mái hơn, kéo dài hơn vì nó làm giảm các nỗ lực về mặt thị giác.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Kính râm - Nên chọn loại kính râm nào?


Kính râm đã quá phổ biến, ngay cả ở những nước không nhiều nắng lắm. Quen thuộc với thế giới văn minh thế nhưng hiểu cho đúng  và đủ về kính râm, dùng kính gì và dùng như thế nào cho các hoạt động ngoài trời nhất là khi mùa hè đang tới gần lại có vẻ là vấn đề. Ai cũng biết là ta đeo kính râm để bảo vệ mắt và che chắn bớt ánh nắng mặt trời cùng với những tia năng lượng cao trong nó, tránh những tổn hại hay khó chịu cho mắt. Trong vô vàn các cặp  kính mầu bày tràn lan từ vỉa hè, góc chợ cho tới những shop đèn màu lung linh thì đâu là cặp kính bạn cần?
Lịch sử ra đời của kính râm:
Thật ngạc nhiên là ngay từ thời đế chế La Mã các võ sĩ đã dùng các phương tiện chống lóa gần giống kính râm, người Trung Quốc đã biết dùng kính từ thế kỷ XII, người phương Tây thoạt đầu dùng kính nhằm mục đích điều trị  một vài bệnh mắt vào giữa thế kỷ XVIII. Kính màu vàng hổ phách được dùng cho người bị giang mai vì họ rất sợ ánh sáng mạnh.
Kính râm có bảo vệ mắt ?
Đúng vậy. Ngòai việc che chắn bụi, côn trùng, hóa chất khỏi chui vào mắt kính râm còn gíup bạn ngăn ngừa tia tử ngoại ( tia cực tím)- một loại tia có hại trong phổ ánh sáng mặt trời khỏi gây hại cho mắt. Tia cực tím- tia UV đã được biết đến từ lâu là mối nguy hiểm tức thì và tiềm tàng cho mắt. Bỏng mắt do tia UV hay gặp với người tắm nắng quá lâu, người đi trượt tuyết. Lâu dài nếu phơi nhiễm với tia UV quá đáng ta co thể bị lên mộng mắt, ung thư da mi, đục nhân mắt và thoái hóa hòang điểm.
Các phi công cũng phải đeo kính vì càng lên cao tầng ozon càng mỏng, đậm độ tia UV cũng tăng. Các phi công bắt đầu đeo kính râm từ năm 1936.
Người đã mổ thể thủy tinh hay đang mang kính tiếp xúc vẫn nên đeo kính râm khi cần thiết bởi vì kính râm có độ phủ rộng hơn nhiều so với kính nội nhãn hay kính tiếp xúc.
Kính râm dùng để nhìn  rõ hơn và dễ chịu hơn?
Trong một vài hòan cảnh thì đúng vậy. Nó giúp bạn chống lóa khi tham gia giao thông, nhìn  vào mặt nước. Khi bạn bị giãn đồng tử do chấn thương, bệnh lý hay do dùng thuốc giãn đồng tử kính râm sẽ giúp cho bạn có thị giác gần như bình thường. Nguời bị bệnh bạch tạng, do thiếu hắc tố nên rất khó chịu khi ra nắng. Kính râm gọng rộng là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ họ.
Có phải kính càng màu đậm thì càng lọc được tia UV nhiều?
Đậm độ tia UV phụ thuộc vào độ cao, càng lên cao thì đậm độ tia UV càng lớn. Người leo núi, trượt tuyết nên đeo kính râm vì họ ở độ cao lớn lại bị tia UV phản xạ từ băng tuyết vào mắt nhiều. Tia UV có nhiều trong ánh sáng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Màu da, mầu mắt của chúng ta cũng quan trọng trong việc cản lọc tia UV. Màu càng đậm thì cản lọc tia UV càng tốt. Còn đói với kính râm thì độ lọc tia UV tùy thuộc vào màu kính và chất liệu làm kính. Kính làm bằng polycarbonate, CR39 có khả năng lọc khỏang 50% lượng tia UV. Màu vàng hổ phách và đen nhạt được cho là lọc tia UV tốt nhất. Ánh sáng xanh hay nhóm tia năng lượng cao phổ nhìn được bị qui kết là có thể gây ra thoái hóa hòang điểm. Kính màu đồng, nâu đỏ được cho là lọc ánh sáng xanh tốt hơn màu khác. Nếu bạn thấy nghi ngờ thì nên nhờ các nhà chuyên môn về  phân tích quang phổ, họ sẽ cho biết chính xác kính của bạn có bạn vệ bạn 100% khỏi tia UV hay không.
Còn những mục đích khác?
Tính thời trang và làm đẹp là những mục đích không thể thiếu của việc đeo kính râm. Những người kín đáo, nổi tiếng không muốn bị công chúng xoi mói cũng thường đeo kính râm gọng to. Kính râm còn là công cụ thẩm mỹ của những người có khuyết tật về mắt. Họ có thể che đi những dị hình, tăng tính thẩm mỹ của bản thân.
Trẻ em cần kính râm nhiều hơn người lớn?
Trẻ em vui chơi và hoạt động ngoài trời nhiều hơn người lớn . Do vậy cha mẹ cũng cần trang bị kính râm cho trẻ. Tuy nhiên cần chọn loại gọng dẻo, kính nhẹ làm bằng polycarbonate để trẻ dễ chịu khi đeo.
Kính như thế  nào là đạt chuẩn?
Các nhà sản xuất kính râm có uy tín hàng đầu, tất nhiên là phải là  hàng thật, sẽ cung cấp kính có chất lượng cao. Có thể nhắc đến các hãng lớn có tên tuổi như: OAKLEY, RAYBAN, MAUI JIM, COSTA DEL MAR, PERSOL...
Tiêu chuẩn ISO-2004 đã được các nhà sản xuất áp dụng trên phạm vi tòan cầu. Tại châu Âu là tiêu chuẩn CE, tại Úc là tiêu chuẩn AS/NZ1067:2003. Tuy nhiên không phải nhà sản xuất nào cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn trên. Tiêu chuẩn CE chia cấp độ lọc tia UV làm 7 cấp, trong đó cấp 6-7 được coi là hòan hảo. Khối Bắc Mỹ chia khả năng lọc tia UV của kính làm 4 cấp độ.
Nên chọn màu gì ?
Màu xám được người Mỹ ưa chuộng nhất. Kính màu xám được dùng cho là thích hợp cho mọi hoạt động thông thường trong khi vẫn đảm bảo cho thị lực tốt, màu sắc trung thực. Màu nâu được dân chơi gôn, trượt tuyết ưa dùng, Màu cam nên dùng cho người chơi môn bắn súng, Màu đỏ thích hợp  với nơi quá nắng. Màu vàng nên dùng khi lái xe và đi biển.
Chúng ta có thêm sự lựa chọn gì?
Kính râm có thể được tráng bóng như gương để chống lóa. Các dạng vật liệu mới được coi là chống trày xước tốt tuy nhiên khá đắt tiền. Kính chống lóa dành cho người lái xe,  người làm việc với nguồn sáng mạnh. Kính chống tụ hơi nước, kính phân cực là những sản phẩm mới trên thị trường kính.
Xin nói thêm về kính phân cực ?
 Người ta biết về kính phân cực từ năm 1939. Thế nhưng công nghệ để sản xuất kính và tiêu dùng nó thì mới trong 20 năm gần đây. Kính phân cực được coi là chống lóa tốt nhất. Do vậy rất thích hợp với người lái xe, làm việc hay vui chơi thể thao ngoài trời, câu cá, đi biển. Một vài dạng đặc biệt  được chế tạo để làm việc với màn hình tinh thể lỏng-LCD, xem phim 3D. Kính khá đắt tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một đôi.
Bs Hoàng Cương
Bệnh viện Mắt TW

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bệnh đau mắt vào mùa hè


Ngày hè là khỏang thời gian vui chơi thoải mái của các em học sinh và cha mẹ sau một năm học tập vất vả. Khí hậu cực đoan khiến người ta chỉ muốn “nghỉ” chứ không muốn làm. Chính vì vậy không khí xả hơi đã như một trào lưu xã hội. Các điểm vui chơi, du lịch, nghỉ mát đông nghịt người. Bên cạnh đó các bệnh viện cũng tấp nập không kém đặc biệt là bệnh viện mắt. Các bậc phụ huynh tranh thủ cho con cái đi khám mắt, chỉnh kính. Những gì không thể làm được cho con cái họ trong khi các em đi học thì ngày nghỉ hè họ đem ra giải quyết: mổ laser điều trị cận thị, các dị tật, phẫu thuật thẩm mỹ. Thế nhưng đông đảo nhất vẫn là các bệnh nhân đến khám vì bị đau mắt, tên gọi dân gian của nhóm bệnh học viêm kết mạc. Chúng ta sẽ thấy ngay lý do của hiện tượng này.
Nước ta ở đới khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Có tới 6 tháng trời nóng, trong đó 3 tháng cực điểm là tháng 6 đến tháng 9. Trong thời gian này các bệnh lý liên quan đến dị ứng thời tiết, bệnh của mùa nóng sẽ mặc sức hoành hành. Điều ấu trĩ hay cũng là sự bế tắc của y học đó là chúng ta chỉ có khả năng giảm khó chịu do nhóm bệnh lý trên gây ra chứ không thể đề phòng nó hay thanh toán nó. Câu nói đùa của tôi khi gặp những bệnh nhân này là “ hãy chuyển nhà đi để có cuộc sống dễ chịu hơn”. Một bệnh lý mắt trong mùa nóng rất nhiều người biết và ghê sợ là viêm kết mạc mùa xuân. Nền nhiệt cao, đậm độ tia tử ngoại tăng vọt, nắng nhiều khiến bệnh đang ổn định bỗng nặng lên. Rất nhiều các cháu thiếu niên, nam gặp nhiều hơn nữ đến gặp chúng tôi trong những ngày hè vì căn bệnh này. Ngoài những biểu hiện lâm sàng đặc hiệu: nhú gai trên kết mạc sụn, thẩm lậu vùng rìa, ánh củng mạc mờ đục thì việc khai thác tiền sử sẽ giúp chúng tôi khẳng định chẩn đoán. Cơ địa dị ứng là đặc điểm rất quan trọng khi khai thác tiền sử bệnh. Hơn 80% các em sẽ than phiền về tiền sử hen xuyễn lúc còn nhỏ hoặc vẫn đang bị. Viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn cũng được coi là cơ địa dị ứng, mảnh đất màu mỡ để viêm kết mạc mùa xuân phát triển. Không cần những xét nghiệm đắt tiền trong labo, chỉ với câu hỏi cháu có bị ngứa hay không cộng với khám lâm sàng khiến ta có thể chẩn đoán chắc chắn tới 85%. Bệnh nhân viêm kết mạc mùa xuân khốn khổ vì ngứa, càng day dụi càng thích, ngứa muốn cào mắt ra. Một thể nặng của bệnh là viêm kết mạc quanh năm. Tính chất theo mùa xuân hè của bệnh đã không còn. Bệnh nhân bị ngứa quanh năm, tất nhiên dữ dội nhất là trong dịp hè. Trái ngược với những vất vả và khó chịu của bệnh nhân, vũ khí để chiến đấu với viêm kết mạc mùa xuân lại không có nhiều. Nhóm chống viêm có cortizol, hay gần đây là những thuốc điều hòa miễn dịch như cyclosporine A đã cho thấy tác dụng nhất thời của nó cũng như những biến chứng tiềm tàng rất nguy hiểm. Các thuốc bền màng dưỡng bào, kháng histamine H1, chống viêm không có cortizol phần lớn không làm bệnh nhân thỏa mãn. Giúp bệnh nhân vượt qua mùa nóng an toàn phải là nghệ thuật phối hợp các thuốc trên cùng với nước mắt nhân tạo. Giải thích , giáo dục cho bệnh nhân và người nhà tự giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật cũng rất quan trọng. Đa phần các bệnh nhân sẽ giảm ngứa và ngừng day dụi nếu được chườm đá ngay trong cơn cộng với nhỏ nước mắt nhân tạo để trong ngăn mát tủ lạnh. Đội mũ rộng vành, kiêng nắng, kiêng nóng, đeo kính ngăn tia UV có gọng to ôm sát mặt sẽ giúp trẻ có thể chơi và học như những trẻ khác trong mùa hè.
Không ai sống trên đời lại thoát khỏi một lần đau mắt đỏ hay còn gọi là đau mắt dịch. Đáng tiếc là sau khi bị bệnh ta không thu được miễn dịch chọn đời như với sởi hay thủy đậu. Chính vì thế có người sẽ bị lần thứ 2 rồi thứ 3... Thủ phạm là virus nhóm Adeno, có 6 loại dưới nhóm từ A tới F với 47 type huyết thanh khác nhau. Biểu hiện bệnh lý do Adenovirus trên mắt khá đa dạng:
-         viêm kết mạc có hột cấp
-         viêm kết giác mạc dịch tễ
-         viêm thanh quản- kết mạc có sốt
-         viêm kết giác mạc có hột mạn tính
Đây là bệnh lý có tính tòan cầu, gây dịch, thường xảy ra vào mùa nóng. Bệnh lây lan dễ dàng do virus có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới... 35 ngày. Biểu hiện chung là triệu chứng nhiễm virus: sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng tại mắt rầm rộ, rất khó chịu: đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát. Với thể viêm kết- giác mạc các triệu chứng của viêm giác mạc sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14: viêm biểu mô lan tỏa, viêm dưới biểu mô dạng đốm, đám thẩm lậu dưới biểu mô. Bệnh nhân sẽ có nhìn mờ, chảy nước mắt, sợ sáng khác hẳn với các thể lành tính khác: không có nhìn mờ, sợ sáng, kết thúc nhanh và êm dịu. Một dạng kết thúc khác làm cha mẹ các cháu nhỏ ghê sợ đó là viêm kèm theo giả mạc. Khi có giả mạc việc điều trị sẽ khó khăn hơn, nên cho trẻ bóc giả mạc trong bệnh viện, thường sau 10 ngày bệnh mới có xu hướng lui giảm và khỏi. Thể có viêm thanh quản sẽ kèm với triệu chứng tòan thân nặng hơn: sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, nôn mửa. May thay biến chứng vào giác mạc ở thể này lại rất ít. Đau mắt đỏ có xuất huyết dưới kết mạc rộng lại do các virus khác tên là Coxakie A24 và enterovirus gây nên. Tuy lây lan mạnh, làm bệnh nhân lo sợ nhưng lại khỏi nhanh và không có biến chứng.
Dù cho là virus gì thì cách đối phó của chúng ta cũng ít thay đổi. Vệ sinh tay, mắt, chống lây lan là quan trọng nhất. Rửa mắt bằng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo các loại khi có người xung quanh bị đau mắt đỏ. Có thể dùng kháng sinh và các thuốc có steroides nhưng phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt. Đừng quên chính bệnh viện là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần xuất gặp gỡ người bệnh- người lành trong bệnh viện là rất rất cao. Chính vì vậy trong những ngày đỉnh dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết, cũng nên tránh chỗ đông người như siêu thị, thang máy. Công tác vô trùng, vệ sinh hòan cảnh trong bệnh viện cần được lưu tâm hơn trong mùa nóng.
Mùa hè là mùa của tắm mát, của các môn thể thao dưới nước. Các loại viêm kết mạc liên quan đến tắm nắng, bơi lội có thể phát sinh. Tuy không nhiều nhưng cũng nên biết để tự xử lý hoặc đi khám bệnh. Tắm nắng thái quá, không mang kính bảo vệ, tắm nắng khi đậm độ tia UV đang rất cao từ 10h sáng đến 2 h chiều có thể gây bỏng da mi, xung huyết kết mạc, tổn thương biểu mô giác mạc. May thay màu da, màu lông mi và lông mày người Việt Nam chúng ta có nhiều sắc tố, ngăn cản tốt tia UV xâm nhập vào mắt nên những tai nạn như trên còn chưa gặp nhiều. Với các cư dân ở các đô thị lớn, đi bơi trong các bể bơi công cộng chắc chắn sẽ có người bị đau mắt đỏ. Vì sao vậy? Việc bơi lội làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chalamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Các bác sĩ Pháp còn gọi bệnh là viêm kết mạc bể bơi hay viêm kết mạc thể vùi trên người lớn. Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, ra gỉ nhiều, kết mạc có hột đặc hiệu, giác mạc có thể bị ảnh hưởng: viêm giác mạc chấm và thẩm lậu giác mạc vùng rìa, viêm dưới biểu mô và màng máu. Một chu kỳ bệnh diến tiến từ 3 đến 12 tháng. Chính vì vậy bệnh nhân nên đi khám để lấy đơn thuộc điều trị đặc hiệu: kháng sinh họ macrolit đường uống, tra nhỏ mắt các thuốc có tetracycline, neomycine hay quinolone kiên trì trong 3 tháng.
Cùng với viêm não- màng não, chân tay miệng, viêm kết mạc trong mùa nóng đã là chuyện “ như cơm bữa” ngay từ những ngày đầu hè. Hỏang sợ hay thờ ơ với những căn bệnh trên đều là thái độ cực đoan. Ngành y tế cũng không thể tự mình chấm dứt dịch. Thiết nghĩ đã đến lúc phải giáo dục và cung cấp thông tin để mọi người tự bảo vệ mình, tự phát hiện bệnh, bảo vệ những người xung quanh khỏi những căn bệnh lây nhiễm quái ác trên đây. Chúc các bạn khỏi bệnh!
Bs Hoàng Cương
BV Mắt Trung ương

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Hiện tượng nuốt nghẹn có thể là dấu hiệu của các bệnh hiểm nghèo

Hiện tượng nuốt nghẹn không đáng lo nếu chỉ xảy ra khi bạn ăn quá vội vàng hoặc cố nuốt một miếng đồ ăn lớn. Nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên ngay cả khi bạn rất từ tốn và mức độ ngày một nặng hơn thì hãy nghĩ đến một bệnh lý nào đó như u thực quản, phế quản, tim to...
 
Bệnh lý u nang thanh nhiệt :trước mổ Bệnh lý u nang thanh nhiệt :sau mổ
Nuốt nghẹn là cảm giác chẹn lại của thức ăn, nước uống trên đường từ miệng xuống dạ dày. Tùy theo mức độ, biểu hiện của nuốt nghẹn có thể chỉ là cảm giác nuốt vướng hoặc không thể nuốt được. Tình trạng nuốt nghẹn lặp lại nhiều lần, ngày càng nặng có thể là biểu hiện của những bệnh sau:
 - Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.
- Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản (thường gặp ở người trẻ và trẻ em).
- Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương...) hoặc túi thừa thực quản.
- Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ)... gây chèn ép thực quản.
Chú ý: Nếu nuốt nghẹn do tắc nghẽn (ví dụ như khối u làm hẹp lòng thực quản) thì khởi đầu, bệnh nhân nuốt nghẹn với thức ăn đặc, mức độ tăng dần, rồi nghẹn với cả thức ăn lỏng. Nếu nuốt nghẹn do sự co bóp của thực quản thì mức độ thường ít tăng lên; có thể khởi đầu với thức ăn lỏng hay đặc, hoặc với cả 2 dạng thức ăn này.
Cần làm gì khi có cảm giác nuốt nghẹn?
Nếu cảm giác này chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì phải theo dõi xem nó có xuất hiện trở lại hay không. Nếu nuốt nghẹn xuất hiện trở lại ngày một nhiều hay mức độ tăng lên thì nên đến cơ sở y tế tìm nguyên nhân và điều trị.
Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân tại thực quản, các bác sĩ sẽ cho làm nội soi thực quản, đồng thời có thể tiến hành sinh thiết. Nếu nghi ngờ nuốt nghẹn do nguyên nhân ngoài thực quản, bác sĩ sẽ cho chụp tim phổi, chụp cắt lớp hoặc soi phế quản. Quyết định điều trị nội khoa hay phẫu thuật được đưa ra sau khi đã xác định được nguyên nhân.
Theo Bác Sĩ Gia Đình

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Các nguyên nhân gây khàn tiếng


Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rất dễ mắc bệnh giọng thanh quản. Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng.
 
Bệnh lý hạt dây thanh 2 bên :trước mổ Bệnh lý hạt dây thanh 2 bên : sau mổ
Bệnh giọng thanh quản ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.

Tỷ lệ người mắc bệnh giọng thanh quản khá cao, chiếm tới 20%. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi xoang (chủ yếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày... Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.

Cơ quan phát âm của con người có cấu tạo rất phức tạp. Trong đó, thanh quản đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều... tùy theo nhu cầu phát âm.
Các rối loạn về giọng xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự rung động của dây không đều, hoặc hai dây thanh khép không kín khi phát âm. Thủ phạm là những tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng, rung động kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh... Các biểu hiện khàn, mất tiếng cũng có thể do rối loạn chức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy thì, hoặc do nhược cơ dây thanh, bệnh thần kinh, ngộ độc...

Việc điều trị phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị viêm thanh quản cấp, có thể dùng kháng sinh toàn thân, giảm viêm, giảm phù nề, giữ ấm, chườm nóng vùng cổ, kiêng nói hoàn toàn trong 3 ngày. Nếu bị viêm thanh quản mạn tính, cần nghỉ ngơi, hạn chế nói. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp khàn tiếng, mất tiếng do hạt xơ, polyp, u nang dây thanh để bóc tách phần niêm mạc dày cứng...
Để giữ giọng, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, hút thuốc lá, uống rượu bia...
(TS. Phạm Trần AnhSức Khoẻ & Đời Sống )

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Ngáy ngủ và hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở


Tác giả : Thạc sĩ. BS. TRỊNH MINH CHÁNH

Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở (Obstructive Sleep Apnea Syndrome: OSAS) mới được biết đến trong vòng bốn thập kỷ qua. Triệu chứng đặc trưng nhất của OSAS là ngáy ngủ. OSAS không những ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác ngủ cùng giường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số trường hợp tử vong đột ngột vào ban đêm trong lúc ngủ có liên quan với OSAS. Trước đây, OSAS thường ít được quan tâm. Nhưng ngày nay, cùng với việc phát triển của khoa học và xã hội, hội chứng này ngày càng được quan tâm hơn và đã đạt được nhiều tiến bộ trong chuẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên ở Việt Nam, OSAS vẫn chưa được các bệnh nhân và cả thầy thuốc ghi nhận hoặc hiểu biết đầy đủ.

OSAS là gì?

OSAS là một sự suy yếu của giấc ngủ và rối loạn hô hấp đượcđịnh nghĩa như sự ngừng thở 10 giây, ít nhất 5 lần trong 1 giờ ngủ.

Nguyên nhân nào gây ra OSAS?

Ngày nay, các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên được xem như là nguyên nhân chính gây OSAS. Ngoài ra có vài tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan với OSAS. Trong quá trình ngủ, các cơ của cơ thể được giãn ra và có thể làm cho các mô thừa lấn vào đường hô hấp trên (nền của miệng, mũi và họng) vốn dĩ đã hẹp càng hẹp thêm, làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở khi ngủ. Hậu quả gây ra tiếng ngáy khi ngủ và làm giảm độ bão hòa oxy máu, sau đó là gây ngừng thở.
Khi sự hô hấp bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn của đường thở, cơ thể phản ứng lại bằng cách tự đánh thức đủ để bắt đầu cho việc thở trở lại. Sự đánh thức này có thể xảy ra hàng trăm lần mỗi đêm nhưng không đủ để làm thức tỉnh bệnh nhân ở mức độ ngủ nông (giai đoạn I, II). Do đó họ vẫn không nhận biết tiếng ngáy của chính mình. Sự ngạt thở (choking) và sự thở hổn hển (gasping) có liên quan một cách đặc biệt với OSAS. Những người bị OSAS thường không có một giấc ngủ ngon, do sự ngưng thở lặp đi lặp lại và sự tự đánh thức làm bệnh nhân mất giai đoạn ngủ sâu (giai đoạn III, IV) và giai đoạn REM (rapid eye movement), dẫn đến sự mệt mỏi cả ngày mạn tính và stress tim mạch lâu dài.

Các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên và những tình trạng liên quan với OSAS:

- Ngạt mũi
- Khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn.
- Quá phát amiđan.
- Lưỡi lớn và đầy.
- Họng miệng và hạ họng hẹp do niêm mạc và mô dưới niêm mạc quá dày.
- Hàm nhỏ (micrognathia).
- Hàm đưa ra sau (retrognathia).
- Xương mọng thấp hơn bình thương.
- Béo phì.
- Hội chứng Down.
- Suy giáp.
- Bệnh to cực (acromegaly).
- U, phẫu thuật ung thư và tia xạ ở mũi họng gây phù nề hoặc xơ sẹo.

OSAS gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

OSAS có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe. Việc ngủ ngày (daytime sleep) quá nhiều, kém hoạt động, sự gián đoạn của giấc ngủ bình thường sẽ dẫn tới sự gia tăng đáng kể trong tai nạn giao thông (gấp 7 lần người bình thường). Qua thời gian dài, OSAS liên quan với nguy cơ cao của cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Thêm vào đó, tiếng ngáy và sự gián đoạn thở có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của những người ngủ cùng giường với bệnh nhân. Sự chứng kiến một cơn ngưng thở có thể là nỗi ám ảnh đáng sợ bởi bệnh nhân OSAS thường có biểu hiện ngạt thở (suffocating). Do đó những người ngủ cùng giường nên thuyết phục bệnh nhân đi khám bệnh.

Những ai dễ bị OSAS?

Kết quả từ một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 1/3 nam và gần 1/5 nữ có ngủ ngáy thường xuyên bị OSAS ở những mức độ khác nhau, trong đó gần 1/3 trường hợp có biểu hiện OSAS trầm trọng. Những người béo phì bị ảnh hưởng nhiều hơn (với khoảng 1/3 bị OSAS trầm trọng). Ðàn ông thường bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ, có lẽ do bị béo phì nhiều hơn phụ nữ.

Chẩn đoán OSAS như thế nào?

- Khai thác bệnh sử
Với những người nghi ngờ bị OSAS, cần tập trung vào mức độ của tình trạng thiếu ngủ, kém hoạt động và những dấu chứng, triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến rối loạn này. Ngủ ngáy và sự ngưng thở thấy được khi bệnh nhân ngủ là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá. Xác định ngủ ngáy liên tục, ngắt quãng hoặc chỉ ở một số tư thế là quan trọng. Hỏi người ngủ chung giường với bệnh nhân cũng là yếu tố giúp cho việc chẩn đoán. Những trường hợp nhẹ hơn, biểu hiện tắc nghẽn đường thở xảy ra hầu như trong khi nằm ngửa, trong khi đó nằm nghiêng hoặc sấp thì không. Những dấu hiệu tương tự bao gồm: tiền sử tăng cân, sử dụng thuốc, rượu hoặc các chất giảm đau khác và một tiền sử về rối loạn giấc ngủ. Những vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, bệnh thần kinh cũng nên được xem xét chi tiết. Ðồng thời cũng cần đánh giá mức độ ngủ ngày, buồn ngủ trong khi làm việc, lái xe hay xảy ra tai nạn, thay đổi nhân cách, kém tập trung, rối loạn chức năng tình dục. Xem xét thời gian của giấc ngủ, khởi phát ngủ và chất lượng ngủ là manh mối quan trọng.
- Khám lâm sàng
Mục tiêu chủ yếu của khám lâm sàng là xem xét toàn bộ những yếu tố nghi ngờ về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở và ghi nhận những tổn thương tại chỗ để sửa chữa. Cấu trúc sọ mặt của bệnh nhân OSAS là thông tin rất quan trọng. Ngạt mũi thường gặp do quá phát cuốn mũi cũng thường gặp ở những bệnh nhân OSAS. Thở miệng khi ngủ rất hay gặp. Tuy nhiên, không thể kết luận thở miệng là hoàn toàn do ngạt mũi.
Khám họng, hạ họng thường được các bác sĩ tai mũi họng quan tâm nhằm tìm kiếm những nếp niêm mạc thừa dày lên ở hạ họng, lưỡi gà và khẩu cái mềm. Ðộ sâu và rộng của hạ họng, sự quá phát của amidal cũng được xem xét.
Hàm tụt ra sau, hàm nhỏ, lưỡi lớn có thể gặp.
Nội soi ống soi mềm có ích trong việc đánh giá đường thở của bệnh nhân OSAS.
Bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm như : EEG, EMG, ECG, EOG, oxymetry, SaO2 < 85% cần đặc biệt chú ý, SaO2 < 60% biểu hiện OSAS nặng, X-quang sọ mặt...

Vấn đề điều trị OSAS hiện nay

- Ðiều trị nội khoa
Bệnh nhân cần tránh sử dụng rượu, các thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần, một số thuốc kháng histamine và các thuốc chống động kinh đặc biệt vào ban đêm. Ngay cả một số thuốc điều trị cao huyết áp ức chế beta hoạt động ngắn cũng có thể làm OSAS nặng thêm. Thuốc thường được sử dụng để điều trị OSAS là Protriptyline, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao. Nếu OSAS do nguyên nhân về giải phẫu, các thuốc hoàn toàn không có hiệu quả.
Sự lên cân là yếu tố liên quan đến sự gia tãng nguy cơ và độ trầm trọng của OSAS, có thể do sự lắng đọng mô mỡ trong đường hô hấp trên. Do đó nỗ lực giảm cân được xem như là một phương pháp đều trị hỗ trợ.
Thở oxy hỗ trợ có thể hữu ích trong thời gian ngắn nếu các cách khác không có tác dụng.
Một phương pháp điều trị không phẫu thuật quan trọng nhất là sử dụng máy thở áp lực dưỡng liên tục (continuous positive airway pressure: CPAP). Hàng đêm, trong khi ngủ, bệnh nhân mang một mặt nạ được nối với một máy bơm đẩy không khí vào mũi ở áp lực cao đủ vượt quá sự tắc nghẽn trong đường thở và kích thích cho thở bình thường. CPAP có hiệu quả cao, cải thiện trong 100% trường hợp, ngoại trừ vài trường hợp tắc mũi nặng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân cảm thấy bất tiện khi đeo mặt nạ, có cảm giác bị nhốt (claustrophobic) hoặc gây khó chịu.
Các phương pháp khác như nẹp răng hàm (orthodontic splints), dụng cụ giữ lưỡi, kèn mũi (nasal trumpets) đã được báo cáo là thành công nhưng vẫn không được chấp nhận rộng rãi.
- Ðiều trị phẫu thuật trong OSAS
Mở khí quản được ghi nhận như là tiêu chuẩn vàng trong điều trị OSAS nặng và vẫn còn hiệu quả cao. Tuy nhiên tiêu chuẩn mới có lẽ là CPAP. Mở khí quản hữu ích đối với những bệnh nhân không chịu được hoặc không hiệu quả với CPAP.
Từ nãm 1981, phẫu thuật tạo hình lưỡi gà - khẩu cái - họng (uvulopalatopharyngeoplasty: UPPP) đã được giới thiệu để điều trị OSAS, đây là phẫu thuật cắt lưỡi gà, một phần khẩu cái mềm, amidal và có thể các mô thừa khác trong họng. UPPP giúp cải thiện đáng kể với OSAS nặng (khoảng 50%). Những bệnh nhân bị OSAS nặng được cải thiện triệu chứng nhưng có thể vẫn tiếp tục có sự ngưng thở và mất bão hòa oxy đáng kể. Nhiều nghiên cứu đã không cho thấy có bất kỳ sự cải thiện nào đối với tỷ lệ tử vong với UPPP, như xảy ra ở những bệnh nhân được mở khí quản hoặc CPAP.
Phẫu thuật treo xương móng nhằm làm rộng đường thở ở nền lưỡi được giới thiệu là khá thành công, đặc biệt nếu phẫu thuật kết hợp với UPPP và phẫu thuật ở mũi. Phẫu thuật xương hàm trên và dưới bằng sliding ostiotomies cũng giải quyết được những bất thường về giải phẫu gây ra OSAS.
Tắc nghẽn mũi một phần hoặc hoàn toàn có thể làm tãng thêm OSAS nhưng hiếm khi là nguyên nhân duy nhất. Giải quyết ngạt mũi đơn thuần thường không hiệu quả trong OSAS mà thường có tác dụng hơn trong ngừng thở nhẹ, ngủ ngáy mạn tính hoặc khi sử dụng kết hợp với các loại phẫu thuật đường thở khác.

(TheoYKHOANET)

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Mổ viêm tai xương chùm - Vá màng nhĩ

Chứng ù tai
Bạn có nghe tiếng chuông reo, tiếng gầm rú, tiếng lách cách hay tiếng huýt sáo trong tai? Những tiếng động đó có gây phiền nhiễu cho bạn? Nếu bạn trả lời là có, nghĩa là bạn bị chứng ù tai.
Ù tai thường chỉ là một triệu chứng phối hợp với nhiều hình thức khác của bệnh mất thính giác (còn gọi là điếc), có thể là biểu hiện của những bệnh khác (như cao huyết áp). Nguyên nhân gây ù tai:

Mất thính giác: Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng một số người mất thính giác cũng có thể bị chứng ù tai.

Tiếng động lớn:Tiếng nổ quá lớn cũng có thể gây ra chứng mất thính giác và chứng ù tai.

Thuốc men: Có khoảng 200 loại thuốc có thể gây ra chứng ù tai, do đó khi cần uống thuốc, bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Các vấn đề y khoa khác: Dị ứng, khối u, có vấn đề về tim mạch, có bệnh ở hàm hay cổ đều có thể gây ra ù tai.

Điều cần làm khi bị ù tai là phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân hoặc tìm hiểu xem chứng ù tai đó có liên quan đến huyết áp, chức năng thận, khẩu phần ăn hay bị dị ứng không. Bác sĩ cũng có thể xác định xem chứng ù tai đó có liên quan đến thuốc mà bệnh nhân đang dùng không.
Dù không chữa khỏi hoàn toàn chứng ù tai nhưng bác sĩ chuyên khoa có thể tìm ra vài liệu pháp giúp giảm bớt chứng bệnh này. Không phải biện pháp nào cũng phù hợp với mọi người, vì vậy bệnh nhân sẽ được thử để tìm ra cách thích hợp nhất:

Trợ thính: Nhiều người bị ù tai cũng có thể bị mất thính lực, cần đeo máy trợ thính để nghe rõ hơn. Khi càng nghe rõ lời người đối thoại hay nghe rõ bản nhạc mình yêu thích thì sẽ cảm thấy bớt ù tai.

Masker: Là thiết bị điện tử nhỏ, dùng âm thanh để làm dịu bớt chứng ù tai. Masker không làm cho ù tai hết hẳn nhưng có thể làm cho tiếng chuông reo hay tiếng gầm rú trong tai dịu đi. Đối với một số bệnh nhân, masker có thể che lấp chứng ù tai tốt đến nỗi họ hầu như không nghe thấy nữa tiếng ù; một số trường hợp masker giúp ngủ ngon hơn. Đây là những thiết bị mà bạn nên đặt cạnh giường, giúp quên đi sự ù tai và nhẹ nhàng vào giấc ngủ.

Ngoài ra, cũng có vài loại thuốc có thể làm dịu chứng ù tai

Liệu pháp tập luyện: Liệu pháp sử dụng sự kết hợp giữa tư vấn và masker hướng dẫn cách xử lý để cải thiện chứng ù tai. Bạn cũng có thể sử dụng masker để làm giảm đi sự lưu ý đến chứng ù tai. Sau một thời gian tập luyện, một số bệnh nhân đã học được cách “quên” sự ù tai của mình. Phương pháp này đòi hỏi phải có thời gian nhưng lại rất hữu ích.

Tư vấn: Nhiều bệnh nhân bị chứng ù tai lâu ngày dẫn đến suy nhược thần kinh. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến các chuyên gia để được tư vấn về vấn đề này.

Thư giãn: Học cách thư giãn thật sự rất ích lợi nếu như tiếng ù trong tai gây quá nhiều nhiêu khê. Stress làm cho tình trạng ù tai trở nên tồi tệ hơn. Bằng cách thư giãn, bạn sẽ có cơ hội nghỉ ngơi và xử trí với tiếng ù tốt hơn.
(Theo vnexpress)

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Các vấn đề quanh bệnh lé mắt



1/ Con tôi nay được 6 tháng tuổi, bị lé từ 3 tháng nay, Tôi muốn đưa bé đi khám nhưng ngại bé còn quá nhỏ chưa hiểu gì. Xin hỏi BS khi nào tôi nên đưa bé đi khám lé?
Nên đưa bé đi khám lé ngay, bởi vì lé xảy ra càng sớm thì tổn hại chức năng thị giác của trẻ sẽ càng nhiều. Bác Sĩ sẽ có phương pháp để khám đặc biệt cho các trẻ nhỏ.
2/ Ở tuổi nào có chỉ định mổ lé?
Chỉ định mổ sớm hay muộn tùy thuộc vào dạng lé và mức độ tổn hại chức năng thị giác. Ngoài ra yếu tố quan trọng nữa là cơ sở phải có đủ phương tiện gây mê hồi sức tốt cho phẫu thuật nhi.
Ở Việt Nam, chúng tôi thường phẫu thuật cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
3/ Sau mổ, lé có bị tái phát không?
Có một tỉ lệ lé tái phát sau mổ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây lé. Có thể ổn định suốt đời, cũng  có một số trường hợp lé xảy ra vài tháng đến vài năm sau mổ. BS sẽ tư vấn cho bạn theo từng trường hợp cụ thể.
4/ Có trường hợp bị lé một mắt nhưng BS yêu cầu mổ hai mắt?
Lé mắt là sự lệch hướng của mắt này so với mắt kia. Ví dụ: với lé trong, nếu mắt phải định thị thì mắt trái sẽ lé vào trong, ngược lại, nếu mắt trái định thị thì mắt phải lé vào trong. Do đó việc chỉnh lé có thể ở một hoặc hai mắt tùy từng trường hợp, còn xem xét mắt chủ đạo, nhược thị và tính thẩm mỹ nữa.
5/ Mổ lé có nguy hiểm không?
Mọi phẫu thuật đều có nguy cơ của nó.Thường gặp nhất là thặng chỉnh hoặc thiểu chỉnh, tức là còn lé. Cũng có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu nhưng hiếm gặp. Ngoài ra, biến chứng làm giảm thị lực thì rất ít.
Có thể nói, nếu được chuẩn bị tốt và được phẫu thuật bởi BS chuyên nghiệp thì rất an tòan.
6/ Các biến chứng của mổ lé?
Thường gặp là còn độ lé nhỏ sau mổ. Đỏ mắt  khoảng 2 - 4 tuần. Ngoài ra, nếu không vệ sinh mắt tốt cũng có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Viêm nội nhãn ảnh hưởng đến thị lực là biến chứng nặng và rất hiếm xảy ra.
7/ Sau mổ lé có phải cắt chỉ không?
Chúng tôi sử dụng chỉ tự tiêu được nên sau mổ không cần phải cắt chỉ.
8/ Mổ lé có đau không? Có phải gây mê không?
BS sẽ tiêm thuốc tê vào cạnh mắt cho nên mổ không đau nhiều, chỉ hơi tức mắt. Sau mổ khi thuốc tê hết tác dụng, mắt đau nhẹ, tuy nhiên, cần uống thuốc giảm đau.
Đối với các trẻ nhỏ không hợp tác tốt, BS cần gây mê để đảm bảo an toàn.
9/ Lé có thể điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật không?
Một số trường hợp lé do tật khúc xạ như cận thị, viễn thị thì có thể điều chỉnh bằng cách đeo kính mà không phải phẫu thuật. Sử dụng kính đeo mắt bằng lăng kính cũng có thể chỉnh lé.
Các trường hợp lé xảy ra đột ngột và nhìn hình đôi do liệt thần kinh vận nhãn, có thể tiêm thuốc tạm thời.
10/ Tôi 60 tuổi bị liệt Thần kinh 6 nên nhìn một thành hai. BS bảo tôi tiêm thuốc Botox để điều trị. Xin hỏi Botox có tác dụng gì, có nguy hiểm không?
Botox là tên thương mại của botulium toxin, một loại độc tố sản xuất từ vi khuẩn Clostridium botulunium có tác dụng làm yếu cơ tạm thời. BS sẽ tiêm thuốc vào cơ trực trong để làm yếu cơ này, vì vậy nó sẽ cân bằng với cơ trực ngoài đang bị liệt. Hiệu quả của thuốc thường từ vài tuần đến vài tháng và có thể đủ đến khi cơ trực ngoài kịp hồi phục. Botox là thuốc an toàn và hiệu quả.
11/ Mổ lé có phải nằm viện không? thời gian mổ bao lâu?
Bệnh nhân được xuất viện ngay sau mổ, trừ trẻ con phải gây mê. Thời gian mổ tùy thuộc từng trường hợp cần điều chỉnh ít hay nhiều cơ. Trung bình khoảng 20 - 40 phút cho một case.
12/  Tôi cần  phải tái khám sau mổ lé không?
Sau khi mổ lé, bệnh nhân cần tái khám sau:
-1 ngày.
-1 tháng.
-3 tháng.
13/ Sau mổ bao lâu tôi có thể làm việc bình thường ?
Bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 3 ngày sau mổ vì mắt sẽ xốn cộm và mỏi khi làm việc. Nhớ giữ gìn vệ sinh thật tốt để tránh nhiễm trùng mắt.
Tuy nhiên mắt phẫu thuật sẽ còn đỏ trong khoảng 2 - 4 tuần sau mổ.
Bác Sĩ Lê Nguyễn Huy Cường
(Bệnh Viện Mắt Việt Hàn)  

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Điều trị lé mắt bằng phương pháp nào?


Điều trị lé mắt như thế nào?

Có nhiều việc phải làm để điều trị lé mắt và hậu quả của nó, quan trọng  là cần được chẩn đoán và điều trị đúng bởi Bs chuyên môn. Mục đích điều trị là nhằm cải thiện chức năng thị giác hai mắt và chỉnh thẩm mỹ.
Tùy vào nguyên nhân gây lé mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Nói chung, Bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh tật khúc xạ, điều trị nhược thị ( nếu có) trước, xem xét phẫu thuật để làm thẳng hàng hai mắt, sau đó sẽ tiếp tục điều trị để phục hồi và duy trì chức năng thị giác.
Riêng đối với người lớn, vì chức năng thị giác không thể cải thiện được nên điều trị lé chỉ có tác dụng thẩm mỹ bằng  phẫu thuật chỉnh lé.

 Che mắt 

Khi lé mắt có kèm theo nhược thị thì cần che mắt lành, tập bằng mắt nhược thị nhằm cải thiện thị lực. Thời gian tập tùy mức độ nhược thị và tùy theo tuổi. Thường nếu trẻ lớn quá  9-11 tuổi thì hầu như điều trị nhược thị không có kết quả. Ngoài ra, có thể điều trị nhược thị hỗ trợ bằng các bài tập kích thích thị giác.

 Đeo kính

Một số trường hợp lé mắt

có liên quan đến khả năng điều tiết, qui tụ và độ khúc xạ cận thị, viễn thị của mắt cần phải đeo kính điều chỉnh. Có thể sử dụng lăng kính để làm giảm sự khó chịu và điều chỉnh cho bệnh nhân song thị.

 
Trước khi đeo kính Sau khi đeo kính

 Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm điều chỉnh cho 2 mắt thẳng hàng, thường cần chích thuốc tê trừ trẻ em dưới 12 tuổi cần phải gây mê.

 
Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 tuần


Song thị
 
Trước phẫu thuật Hết song thị, 1 tuần
sau phẫu thuật

 Tiêm thuốc

Trong trường hợp lé liệt, tiêm thuốc rất hiệu quả.Tiêm thuốc làm yếu cơ khỏe để mắt trở về tư thế nhìn thẳng. Thuốc được tiêm thẳng vào cơ, tuy nhiên chỉ có tác dụng tạm thời trong khoảng vài tuần.

Bác Sĩ Lê Nguyễn Huy Cường
(Bệnh viện Mắt Việt Hàn) 

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

bệnh lé mắt


 Lé mắt là gì?

Lé mắt là khi ta nhìn một vật nào đó, hai mắt  không thẳng hàng mà có một mắt lệch đi so với mắt còn lại. Có thể lệch vào trong gọi là lé trong, lệch ra ngoài gọi là lé ngoài, hoặc lệch lên trên gọi là lé đứng trên, hay lệch xuống dưới gọi là lé đứng dưới. Lé xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu - khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều -có thể mất.


Lé ngoài

Lé trong

 Ai có thể bị lé?

Lé mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bẩm sinh hoặc mắc phải, cũng có thể yếu tố di truyền. Người lớn thường lé thứ phát sau một chấn thương mắt, tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị) không được điều trị hoặc một bệnh lý nào đó, có thể là tổn thương ở thần kinh hoặc tại cơ vận nhãn. Trẻ bị lé bẩm sinh thì chưa rõ nguyên nhân, có lẽ do di truyền. Nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa trẻ em bị lé gặp ở lứa tuổi nhũ nhi, ngay sau sanh hoặc một thời gian ngắn sau sanh.

 Nguyên nhân bị lé?

Có 6 cơ vận nhãn bám xung quanh mắt để giúp mắt liếc các hướng. Một cơ có vai trò liếc mắt sang phải, một cơ liếc mắt sang trái và 4 cơ còn lại làm cho mắt liếc lên trên và sang 4 góc. Khi thị giác hai mắt phát triển tốt thì hai mắt sẽ luôn làm việc cùng nhau để nhìn về 1 vật, não sẽ buộc cho các cơ ở một mắt hoạt động cân bằng nhau và hai mắt phối hợp hài hòa nhau. Lé mắt xảy ra là do sự mất cân bằng hài hòa này. Lé có thể do một rối loạn nào đó ở não hoặc tại cơ làm sự điều phối trên bị rối loạn.
Có thể một tổn thương nào như khối u, xuất huyết… làm liệt thần kinh vận động cho cơ nên mắt bị lé.
Lé có tính gia đình. Những tổn thương tuần hoàn trong bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể , viễn thị, khối u mắt hoặc bệnh lý khác làm cho mắt mờ có thể dẫn đến lé.

 Triệu chứng của lé?

Biểu hiện của lé đơn giản nhất là được thấy hai mắt lệch nhau do người xung quanh phát hiện hoặc khi soi gương. Tuy nhiên, có những trường hợp lé độ nhỏ hoặc lé ẩn thì khó phát hiện hơn.
Triệu chứng có thể là mỏi mắt thường xuyên hoặc khả năng tập trung kém, nhìn mờ do tật khúc xạ kèm theo hoặc do nhược thị.
Nếu lé xảy ra đột ngột, bệnh nhân có thể nhìn đôi do hai mắt nhìn về hai vật đồng thời. Để giảm khó chịu thì bệnh nhân sẽ nghiêng đầu để nhìn, và dần dần não sẽ tự ức chế ảnh ở một mắt để xóa song thị. Hậu quả là gây ra nhược thị một mắt.

 Lé mắt gây tác hại gì?

Tác hại cực kỳ quan trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đọan phát triển thị giác là làm cho thị giác kém phát triển, có thể gây nhược thị, mất khả năng nhìn bằng hai mắt, do đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như không thể làm một số nghề nghiệp đòi hỏi thị giác hai mắt tốt. Ngoài ra với người lớn, lé mắt làm mất vẻ thẩm mỹ và là trở ngại rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống.
Ở người lớn tuổi, lé mắt đột ngột có thể là báo hiệu một bệnh lý cấp tính ở hệ thần kinh vận động, do đó cần phải khám và tìm nguyên nhân để điều trị.
Bác Sĩ Lê Nguyễn Huy Cường
(BV Mắt Việt Hàn)   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | cheap international calls